Kinh nghiệm mở quán ăn cho người khởi nghiệp

  • 20/08/2020
  • 08:35

Nhà hàng quán ăn trong những năm gần đây dần trở thành mối quan tâm rất lớn của những người mong muốn khởi nghiệp bên cạnh khởi nghiệp cà phê. Kinh doanh nhà hàng, quán ăn là một thị trường béo bở vì nhu cầu không bao giờ hết.

Tuy nhiên, để có thể chinh chiến, sinh lời và cạnh tranh với những nhà hàng quán ăn có từ trước lại chẳng dễ dàng chút nào. Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm mở quán ăn, nhà hàng cho người khởi nghiệp được những người thành công và các chuyên gia chia sẻ qua bài viết dưới đây.

kinh-nghiem-mo-quan-an

1. Kinh nghiệm mở quán ăn thứ nhất là phải chú ý đến nguồn vốn và cách sử dụng vốn

Quy mô lớn nhỏ của nhà hàng quán ăn mà bạn sở hữu phụ thuộc chính vào nguồn vốn. Theo kinh nghiệm mở quán ăn, nhà hàng thì kinh doanh nhà hàng quán ăn là loại hình kinh doanh cần nhiều vốn.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ vốn rồi, hãy chia phần vốn thành hai phần: vốn setup-khai trương và vốn duy trì. Cần phải luôn chắc chắn rằng số vốn được chuẩn bị có thể duy trì ít nhất nhà hàng, quán ăn 3-6 tháng vì thời điểm đầu kinh doanh, việc lỗ là không thể tránh khỏi.

Cần tránh kinh doanh mà không tính toán kỹ càng, chỉ dựa vào áng chừng hoặc kỳ vọng về doanh thu. Có rất nhiều người mắc phải sai lầm vì tin tưởng vào doanh thu của tháng kế tiếp nên đã chuẩn bị không đủ vốn để hoạt động, chính điều này đã dẫn đến việc nhiều nhà hàng, quán ăn “chết yểu” khi thậm chí còn chưa thu được chút lãi nào.

Nguồn vốn cần phải được tính toán cách sử dụng thật cẩn thận bằng bảng dự toán chi phí chi tiết cho nhà hàng, quán ăn. Trong bảng dự toán chi phí chi tiết cần có đầy đủ từ những chi phí lớn như chi phí xây dựng, set-up,… cho đến những chi phí nhỏ. Người lên bảng dự toán chi phí có thể tham khảo những bảng dự toán chi phí của các nhà hàng, quán ăn đã thành công.

2. Kinh nghiệm mở quán ăn thứ 2 là phải xác định chính xác mô hình và chuẩn bị kiến thức

Người khởi nghiệp không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng mà còn cả trong những lĩnh vực kinh doanh khác đều mắc phải khuyết điểm không định hướng rõ ràng mô hình kinh doanh cũng như sản phẩm chính mà mình muốn kinh doanh là gì. Khi không xác định rõ ràng những điều đó, họ có xu hướng sa đà vào những sản phẩm phụ mà bỏ quên mất việc phải tập trung phát triển sản phẩm chính.

Lấy một ví dụ trong kinh doanh nhà hàng, nếu chủ nhà hàng, quán ăn đã xác định trước sản phẩm chính của nhà hàng sẽ là buffet thì nên tập trung vào phát triển menu buffet trước chứ không phải là tập trung và xây dựng và bán riêng rẽ từng món ăn.

Để xác định được rõ ràng mô hình kinh doanh cũng như sản phẩm chính, trước tiên chủ nhà hàng quán ăn cần khóa được khách hàng mục tiêu của mình. Cố gắng vẽ chân dung khách hàng càng rõ ràng càng tốt.

Chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn, nhà hàng, những người thành công đã nói rằng “Một nhà hàng quán ăn không thể bao quát toàn bộ thị trường rộng lớn mà chỉ có thể chiếm lấy một phần nhỏ và dần dần phát triển, đó mới là cách kinh doanh hiệu quả nhất”. Bên cạnh đó, khi đã khóa được chính xác đối tượng khách hàng mà nhà hàng, quán ăn muốn hướng tới thì bạn có thể xây dựng được chính sách giá cũng như chính sách chăm sóc khách hàng một cách phù hợp nhất.

Kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kinh doanh nhà hàng quán ăn cũng cần được trang bị một cách đầy đủ nhất. Không chỉ là những kiến thức chuyên môn về nấu ăn, lựa chọn nguyên liệu, gia vị,… mà hơn thế là những kiến thức về quản lý tài chính, quản trị nhân sự,…

Đặc biệt hãy chuẩn bị thật kỹ hiểu biết về luật pháp để có thể kinh doanh thuận lợi nhất mà không gặp phải các trở ngại về vấn đề pháp lý. Hãy nhớ tuân thủ đúng những quy định của pháp luật và chuẩn bị giấy phép cần thiết đầy đủ để hoạt động kinh doanh có thể diễn ra tốt nhất.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn mới nhất

3. Kinh nghiệm mở quán ăn thứ 3 là cần khảo sát mặt bằng giá chung

Kinh doanh trong một ngành dịch vụ như nhà hàng, quán ăn cũng như việc thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, có rất nhiều nhà hàng, quán ăn cùng hoạt động thì giá cả là một trong số những điều kiện để khách hàng lựa chọn nhà hàng, quán ăn của bạn. Không thể hét giá tuy nhiên cũng không phải cứ hạ giá thật thấp là tốt. Giá của sản phẩm cần dựa trên tính toán chi phí và đặc biệt là tham khảo mức giá chung của các đối thủ khác trên thị trường.

Theo kinh nghiệm mở quán ăn, nhà hàng mà những người đi trước đã chia sẻ, dựa vào mức giá chung, bạn có thể tính toán và đưa ra mức giá hợp lý nhất không chỉ để khách hàng cảm thấy hợp lý, dễ dàng cạnh tranh với đối thủ mà còn là để đảm bảo lợi nhuận cho nhà hàng.

4. Kinh nghiệm mở quán ăn thứ 4 là phải thuê mặt bằng với vị trí tốt

Với những loại hình kinh doanh như nhà hàng, quán ăn thì vị trí đóng một vai trò tương đối quan trọng, quyết định đến nguồn khách. Theo kinh nghiệm mở quán ăn, nhà hàng thì nhà hàng nằm tại vị trí đẹp, thuận lợi dễ dàng thu hút khách hàng hơn là những vị trí khó tìm.

Tuy nhiên, khi lựa chọn địa điểm kinh doanh cũng cần cân nhắc kỹ càng nguồn ngân sách dành cho mặt bằng sao cho hợp lý. Lựa chọn mặt bằng một cách thông minh là phải biết cân bằng cả hai yếu tố chi phí và vị trí đẹp sao cho ăn khớp với nhau. Nên lựa chọn những mặt bằng nằm tại các vị trí thuận lợi đi lại, dễ tìm kiếm, nằm trong khu vực dân cư đông đúc và có chỗ để xe để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

5. Kinh nghiệm mở quán ăn cuối cùng là phải quan tâm đến trang trí nội thất và tạo thương hiệu

Theo kinh nghiệm mở quán ăn, nhà hàng thì chủ nhà hàng không nên bỏ qua việc bài trí, trang trí không gian bên trong cũng như bên ngoài quán. Kinh doanh nhà hàng quán ăn không chỉ là bán đồ ăn mà còn là bán cả không gian nữa.

Những nhà hàng, quán ăn được bài trí đẹp, phù hợp khiến cho khách hàng dễ cảm thấy ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó, thưởng thức bữa ăn trong một không gian đẹp và thoải mái dù cho chất lượng đồ ăn không phải quá hoàn hảo vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn hơn là đồ ăn ổn nhưng không gian lại sơ sài, thiếu thoải mái.

Bên cạnh trang trí nội-ngoại thất cho nhà hàng, quán ăn, việc tạo thương hiệu cũng tương đối quan trọng khi kinh doanh trong ngành dịch vụ này. Khi bạn tạo được một thương hiệu cho riêng nhà hàng, quán ăn của mình thì bạn sẽ không cần mất quá nhiều chi phí vào việc marketing tiếp cận khách hàng nữa. Bạn có thể bắt đầu tạo thương hiệu của mình từ những món ăn đặc biệt, tên nhà hàng, quán ăn, đồng phục nhân viên và thậm chí là cả đồ dùng, vật dụng độc đáo.

Hi vọng rằng thông qua bài viết trên, những chủ nhân tương lai của các nhà hàng, quán ăn đã có thể có cho mình những kinh nghiệm mở quán ăn cần thiết để phục vụ cho quá trình mở cũng như vận hành trong tương lai gần.

Đánh giá của bạn

Lên đầu trang

Giỏ hàng

Đường dây nóng

Để lại thông tin tư vấn

Chat với chúng tôi qua zalo

Kết nối với chúng tôi trên facebook

Thành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!

Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!

Đã thêm thành công sản phẩm vào giỏ hàng của bạn

Số lượng
Thành tiền

sản phầm trong giỏ hàng của bạn.