Nhượng Quyền Thương Hiệu là gì? 8 Ưu Nhược điểm bạn cần biết

  • 27/03/2024
  • 10:43

Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược phát triển hỗn hợp bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh. Trong đó, tổ chức sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền) quyền kinh doanh, dựa trên tài sản trí tuệ. Mục tiêu nhượng quyền thương hiệu là giúp phát triển nhận biết thương hiệu và gia tăng về tài chính giữa hai bên.

>> Thủ tực đăng ký kinh doanh quán cafe, đồ uống

I. Nhượng quyền thương hiệu là gì ?

Chúng ta đã nghe nhiều về nhượng quyền thương hiệu, kinh doanh nhượng quyền, vậy phương thức này được hiểu là gì?. Hình thức này tiếng anh được gọi là Franchise, là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu / tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh. Trong một khoảng thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính hoặc có thể là một khoản chi phí, đôi khi là phân chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận cửa hàng.

nhuong-quyen-kinh-doanh
Nhượng quyền kinh doanh

II. Các phương pháp nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình tương đối linh hoạt, và bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng có thể được nhượng quyền. Có nhiều loại nhượng quyền, có thể được phân loại theo các yếu tố khác nhau, như mức đầu tư, chiến lược của bên nhượng quyền, hoạt động, mô hình tiếp thị và quan hệ, v.v …

Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 4 phương pháp nhượng quyền chính là: Nhượng quyền kinh doanh toàn diện, không toàn diện, nhượng quyền có tham gia của quản lý và nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

2.1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)

Đúng như tên gọi, đây là mô hình nhượng quyền có cấu trúc hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất khi thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa hai bên nhượng và nhận.

Không chỉ được sử dụng nhãn hiệu nhượng quyền thương hiệu, quan trọng hơn, bên nhận có quyền sử hữu toàn bộ hệ thống để vận hành kinh doanh, bí quyết trong công nghệ sản xuất/kinh doanh và quyền quản lý sản phẩm/dịch vụ (sản xuất, tiếp thị,…). Bên nhượng quyền sẽ cung cấp một kế hoạch với đầy đủ thủ tục chi tiết về hầu hết mọi khía cạnh trong doanh nghiệp, cung cấp hệ thống đào tạo, hỗ trợ trong giai đoạn đầu cũng như về lâu dài sau này.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là loại hình phổ biến nhất và thường được nhắc đến nhất trong hệ thống nhượng quyền thương hiệu. Các doanh nghiệp từ hơn 70 ngành công nghiệp đều có thể thực hiện việc nhượng quyền này, tuy nhiên phổ biến nhất là ngành hàng thức ăn nhanh, bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh, các trung tâm/phòng tập thể hình, vv….

2.2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)

Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường là cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.

Với hình thức nhượng quyền thương hiệu, các thương hiệu thường có giá trị tương đối cao và có lượng fans nhất định, muốn sử dụng tên tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch. Ví dụ Pepsi (đồ uống) cấp phép cho các hãng áo phông in logo của mình, Disney (hãng phim hoạt hình) cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng,vv…

Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ là hình thức bên nhận quyền chỉ phụ trách khâu phân phối sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Ở Việt Nam, mô hình này cũng tương đối phổ biến với những thương hiệu như Trung Nguyên (chuỗi cà phê), Pierre Cardin (áo sơ mi cao cấp),vv…

Nhượng quyền công thức sản xuất và marketing sản phẩm xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua nhượng quyền. Coca Cola là một thương hiệu điển hình đang áp dụng.

nhuong-quyen-coca-cola

Nhìn chung, mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện này thường được các doanh nghiệp áp dụng khi bên nhượng quyền mong muốn mở rộng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ phủ thị trường, tăng doanh thu để cạnh tranh với đối thủ. Vì không chuyển nhượng những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, nên đa phần những doanh nghiệp này không quản lý quá chặt chẽ các hoạt động của bên nhận quyền và chỉ quan tâm đến thu nhập của việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

>>> Xem thêm: Top 5 Thương hiệu cafe nổi tiếng của Việt Nam nhượng quyền như nào? Chi phí bao nhiêu?

2.3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)

Mô hình nhượng quyền quản lý liên quan đến chất lượng và kinh nghiệm của các quản lý/ lãnh đạo hơn là kinh nghiệm trong ngành. Về cơ bản, nhượng quyền quản lý xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền, bên cạnh việc chuyển nhượng thương hiệu và mô hình/ công thức kinh doanh.

Người quản lý không cần phải tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà sẽ chỉ có nhiệm vụ giám sát toàn diện. Vai trò của bạn là sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn có được trong sự nghiệp của mình để lãnh đạo công ty và quản lý các bộ phận một cách hiệu quả, tập trung vào phát triển kinh doanh và đưa ra những quyết định mạnh mẽ về tài chính.

Hình thức này đặc biệt phù hợp với các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu cao về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực, cụ thể là ngành nhà hàng khách sạn. Ở Việt Nam, Holiday Inc hay Marriott đều là những chuỗi nhà hàng khách sạn lớn sử dụng mô hình này.

2.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Equity Franchise có nghĩa là bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ

III Những hình thức nhượng quyền thương hiệu

3.1. Nhượng quyền công việc

Đây là hình thức nhượng quyền với vốn đầu tư thấp, bên nhận quyền thường là một cá nhân tại những địa phương, muốn bắt đầu công việc kinh doanh và điều hành doanh nghiệp một mình. Bên nhận quyền sẽ phải mua một số trang thiết bị, sản phẩm, phương tiện…với mục tiêu đáp ứng hoàn thành tốt công việc.

Một số dịch vụ thuộc nhóm này bao gồm: đại lý vé máy bay, địa lý du lịch, xe bán cà phê, dịch vụ sửa chữa máy lạnh, vệ sinh, sửa chữa lắp đặt, bất động sản, vận chuyển, tổ chức sự kiện hoặc các khu vui chơi dành cho trẻ em.

3.2. Nhượng quyền sản phẩm (hoặc phân phối sản phẩm)

Hình thức nhượng quyền này dựa trên nền tảng sản phẩm, được tạo dựng trên mối quan hệ giữa nhà sản xuất và đại lý phân phối. Tại hình thức này, bên nhận quyền phân phối các sản phẩm của bên nhượng quyền.

Bên nhượng quyền cấp phép nhãn hiệu của mình, nhưng không cung cấp toàn bộ (chỉ cung cấp một phần), hướng dẫn hệ thống kinh doanh, vận hành doanh nghiệp.

Hình thức này sử dụng chủ yếu tại những ngành hàng/ sản phẩm lớn, như ô tô, phụ tùng sửa chữa ô tô, máy bán hàng tự động, máy vi tính, xe đạp, xe máy, các thiết bị gia dụng… Nhượng quyền sản phẩm tại ngành bán lẻ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu của doanh nghiệp nhượng quyền.

Đôi khi bên nhượng quyền cấp giấy phép một giai đoạn của quá trình sản xuất cho bên nhận quyền, tương tự như trường hợp của thương hiệu sản xuất nước giải khát Coca-cola và Pepsi.

3.3. Nhượng quyền mô hình kinh doanh

Bên nhận quyền mô hình kinh doanh được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền, điểm khác biệt và quan trọng trong mô hình này là bên nhận quyền được đầu tư, hướng dẫn vận hành, marketing sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tại hình thức này, bên nhượng quyền đã thiết lập và sẽ cung cấp một kế hoạch và quy trình thực hiện chi tiết về mọi hoạt động, cung cấp việc đào tạo, chuyển giao và hỗ trợ liên tục với mục tiêu kiểm soát chất lượng. Hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh là hình thức nhượng quyền phổ biến số 1 trong tất cả các hình thức nhượng quyền, phổ biến là cửa hàng thức ăn nhanh, quán cà phê, quán trà sữa, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, phòng tập thể hình và nhiều lĩnh vực khác…

3.4. Nhượng quyền đầu tư

Trong trường hợp dự án có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn như các dự án bất động sản, khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng lớn. Các bên nhận quyền đầu tư, sẽ tham gia góp vốn và đứng vào đội ngũ quản lý để vận hành công việc kinh doanh, và tạo ra lợi tức từ khoản đầu tư ban đầu của mình, sau đó thu hồi vốn và gia tăng tỷ lệ lợi nhuận.

3.5. Nhượng quyền chuyển đổi

Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp đã có một lượng chi nhánh hoạt động hiệu quả (tối thiểu là 6) và có mục tiêu phát triển thương hiệu mạnh hơn, phủ rộng hơn. Tại những địa điểm bên nhượng quyền đã hoạt động ổn định và có doanh thu tốt, có thể chuyển đổi những địa điểm này cho bên nhận quyền, nhượng lại (cửa hàng, cơ sở vật chất, con người…) cho bên nhận quyền. Hiểu đơn giản hơn, hình thức này yêu cầu bên nhận quyền chỉ cần đầu tư hoặc trực tiếp tham gia quản lý địa điểm có sẵn với doanh thu ổn định.

IV Vai trò của bên nhượng quyền thương hiệu và bên nhận quyền

Bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau, đồng thời thực hiện quyền kiểm soát đối với một số hoạt động của bên nhận quyền khi cần thiết với mục tiêu bảo vệ tài sản thương hiệu, tài sản trí tuệ của mình, và cũng để đảm bảo bên nhận quyền tuân thủ những thỏa thuận, nguyên tắc đã cam kết. 

Để đổi lấy việc sử dụng tài sản thương hiệu và cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bên nhận quyền sẽ trả cho bên nhượng quyền một khoản tiền, đây được gọi là “phí nhượng quyền” ban đầu, và phí “bản quyền” liên tục cho những hoạt động kinh doanh sinh lời tiếp theo.

Bên nhượng quyền có rất ít hoặc không có vai trò trong việc quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày, vì bên nhận quyền thường sẽ là một nhà điều hành độc lập (doanh nghiệp/ cá nhân), tuy nhiên trong một số trường hợp, với mục tiêu đảm bảo chất lượng và sự đồng bộ, bên nhượng quyền sẽ yêu cầu, tham gia trực tiếp hoặc toàn quyền vận hành.

Trong trường hợp bên nhượng quyền không tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh, sẽ phải cung cấp một loạt các tài liệu hướng dẫn, giải pháp vận hành kinh doanh và duy trì tài sản thương hiệu.

V. Những ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

5.1. Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu là gì?

5.1.1 Chất lượng được đảm bảo

Có thể thấy việc xây dựng thương hiệu từ trước đem lại cho thương hiệu một sự minh bạch và chất lượng được đảm bảo với người tiêu dùng. Các chuỗi hệ thống cửa hàng thường được giám sát chặt chẽ về chất lượng, và quy trình quản lý của họ chuyên nghiệp luôn đảm bảo được về mặt chất lượng của sản phẩm.

Chỉ cần một mắt xích lỏng, có thể gây thiệt hại đến cả chuỗi nhượng quyền thương hiệu.

5.1.2 Định vị thương hiệu sẵn có

Thông thường các thương hiệu muốn nhượng quyền phải có một số lượng nhất định trên thị trường. Việc các bên nhận thương hiệu sang nhượng là một điều khá thuận lợi, vì bên nhận quyền sẽ không cần tốn thời gian định hình thương hiệu trên thị trường nữa.

Mà thay vào đó họ sẽ tập trung phát triển vào bên trong cách quản lý vận hành sao cho có một bộ máy tốt để phát triển doanh nghiệp.

5.1.3 Hệ thống quy mô bài bản

Những quy trình vận hành kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên đều được hệ thống hóa về một quy chuẩn. Việc có một khung xương sẵn sẽ giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng phân bổ xuống các cơ sở nhận nhượng quyền.

Một hệ thống quy mô bài bản là một yếu tố giúp việc quản lý dễ dàng hơn và khi gặp sự cố thì có thể khắc phục được vì đã có những nguyên tắc đặt ra ngay từ đầu.

5.1.4. Hệ thống đào tạo bài bản

Một điều nữa khi sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu là sẽ được hưởng toàn bộ những chương trình đào tạo nhân viên bài bản. Những đặc quyền về chương trình đào tạo từ A-Z cũng như những thông tin về thương hiệu, mọi thứ sẽ được trình bày bài bản và chuyên nghiệp.

Chính những hệ thống đào tạo này sẽ giúp bạn có được đội ngũ được training có chất lượng cao và hiểu biết tốt về thương hiệu mà bạn vừa được nhượng.

5.1.5. Sự hỗ trợ đắc lực từ chủ nhượng quyền

Chủ nhượng quyền có nghĩa vụ hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền. Từ việc pháp lý, thiết kế, trình bày đến các chiến lược marketing, mọi thứ đều được hỗ trợ tối đa từ phía đối tác. Điều này sẽ giúp bên nhận nhượng quyền “dễ thở” hơn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp khi vừa nhận được từ tay và bắt đầu mới.

uu-diem-nhuong-quen

5.2. Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu là gì?

5.2.1. Không thể toàn quyền điều hành thương hiệu

Bạn nên nhớ rằng, khi được đứng tên thương hiệu này thì bạn có cấp trên đó là chủ sở hữu thương hiệu. Đối với bên sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu, thì cần nắm lòng một điều là bạn sẽ không sở hữu thương hiệu này, mà chỉ được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác.

Vì vậy nếu không đáp ứng được những quy chuẩn mà bên cung ứng đưa ra thì rất có thể hợp đồng nhượng quyền sẽ bị mất và mọi thứ sẽ trở nên khó khăn đối với bạn.

5.2.2. Cạnh tranh trong chuỗi

Sẽ không chỉ có riêng bạn sử dụng phương thức này, sẽ có rất nhiều người muốn nhượng quyền thương hiệu. Cạnh tranh trong chuỗi là điều rất gay gắt, nhằm đạt được target doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho mình. Thông thường để tạo điều kiện, các cửa hàng sẽ được bonus hay giảm chi phí hợp đồng nếu đạt được những mục tiêu nhất định.

5.2.3. Thiếu sáng tạo

Phải làm theo những quy định, quy chuẩn đặt ra từ đối tác cho nhượng quyền là điều chắc chắn. Gần như mọi hoạch định được định sẵn cho cho bạn và sẽ được đưa vào khuôn khổ.

Các chính sách sẽ được đưa từ trên xuống dưới, và dường như việc sáng tạo các quản lý và vận hành kinh doanh sẽ là không có và đó chính là điều khiến bạn “tù túng” trong phương thức nhượng quyền.

VI. Những lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu kinh doanh

Để đưa ra quyết định về việc nhượng quyền thương hiệu, các doanh nghiệp đều phải tính toán và thảo luận rất lâu, đồng thời phải có những bước điều tra nghiên cứu kỹ càng về mọi khía cạnh để làm sao giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất có thể.

Giống như bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, Franchise cũng tiềm ẩn những khả năng xảy ra sai sót dẫn đến hậu quả nặng nề. Chính vì thế, các thương hiệu cần phải lưu ý những điều sau trước khi tiến hành thực hiện nhượng quyền.

6.1 Nghiên cứu thị trường kĩ càng

Tương tự như quá trình khởi nghiệp, điều đầu tiên các doanh nghiệp cần lưu ý trước khi đưa ra các quyết định mua, bán hay sang nhượng là phải tìm hiểu kỹ thị trường. Đặc biệt là đối với bên nhận quyền, khi quyết định bỏ tiền túi ra thì phải chắc chắn mình nhận được giá trị xứng đáng.

Có rất nhiều yếu tố bạn sẽ phải xem xét. Ví dụ: Thương hiệu bạn muốn mua có đang hoạt động tốt trên thị trường không? Sản phẩm/dịch vụ của họ có đang “ăn nên làm ra” và được nhiều phân khúc khách hàng yêu thích không? Nó có phù hợp với doanh nghiệp của bạn và nếu mua về, bạn sẽ giúp ích được gì cho thương hiệu này cho sự phát triển sau này (quy trình sản xuất, mô hình tiếp thị,… phải ra sao để duy trì và phát triển thương hiệu hơn).

Chắc chắn sẽ có những khó khăn xảy ra, liệu bạn có thể đợi đến thời điểm thu hồi vốn không hay chấp nhận “đứt gánh” giữa đường? Đây là điều mà các thương hiệu cần phải tính toán và cân nhắc thật kỹ.

Ngoài ra, đối với các thương hiệu nước ngoài, hay thậm chí là giữa các vùng miền khác nhau trong nước, các doanh nghiệp còn phải tính toán đến việc sản phẩm/dịch vụ đó có được người dân của khu vực này ưa chuộng hay không? Các bên nhượng quyền đôi khi còn có những quy định về việc đặt các cửa hàng sao cho hợp lý,… cũng là những yếu tố khá phức tạp mà doanh nghiệp bạn cần phải xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

kinh-doanh-cafe-nhuong-quyen

6.2. Tính pháp lý trong hợp đồng, thương hiệu nhượng quyền

Sau khi đưa ra được quyết định mua, bán sang nhượng cần thiết, các bên luôn cần phải tiến hành các hợp đồng chuyển nhượng rõ ràng, đi kèm các quyền lợi và nghĩa vụ cần thiết. Đây là lúc sự tham gia của pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Nếu không muốn mất một số tiền lớn mua nhượng quyền để sau đó hàng loạt các cửa hàng cùng tên mở ra cạnh tranh mà không tốn xu nào, hãy kiểm tra chắc chắn thương hiệu bạn đã đăng ký bản quyền, được pháp luật bảo hộ.

Những quyền lợi, nghĩa vụ được ghi rõ trong hợp đồng cũng sẽ được pháp luật bảo vệ, vì thế hãy đảm bảo nó luôn rõ ràng để tránh xảy ra những trục trặc trong quá trình kinh doanh sau này, chỉ vì những bất cẩn ban đầu.

6.3. Chi phí phát sinh

Đây là điều khó tránh khỏi khi các doanh nghiệp quyết định mua lại thương hiệu nào đó, sau đó mở rộng cửa hàng/chi nhánh. Ngoài các khoản chi phí “cố định” như mặt bằng, thiết bị, nhân viên,.. còn “ti tỉ” những thứ khác mà doanh nghiệp cần bỏ tiền ra như chi phí sang sửa, trang trí cửa hàng, chi phí nguyên vật liệu đảm bảo sự đồng nhất,vv… trong khi đó vẫn phải đảm bảo nguồn thu để trả cho thương hiệu một phần phần trăm doanh thu nhất định theo kỳ.

6.4. Tính nhất quán và không tự do sáng tạo

Một khi đã xác định mua lại một thương hiệu nào đó, bạn phải đảm bảo tính thống nhất trong mọi khía cạnh của sản phẩm, dịch vụ,vv… trước và cả sau khi mua. Vì người tiêu dùng có thể sẽ rất tức giận và có khả năng “quay lưng” với một thương hiệu nếu bạn cố tình thay đổi chỉ một vài điểm nhỏ nào đó. Tất nhiên khi ấy, bạn còn phải đối mặt với những rủi ro bị tước quyền kinh doanh hay rắc rối về các điều khoản.

Vì thế, các doanh nghiệp phải xác định ngay từ đầu sau khi mua, sẽ phải tiếp tục phát triển sản phẩm/dịch vụ theo một “format” chung, không được tự do sáng tạo theo mong muốn của mình. Những thay đổi nếu có xảy ra phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và được cả 2 bên thống nhất theo các điều khoản trong hợp đồng.

6.5 Rủi ro và cạnh tranh từ các cửa hàng khác

Đây là một câu chuyện khiến khá nhiều các bên nhận quyền “đau đầu”. Đối với các hãng, thương hiệu là một món hàng họ có thể bán được cho nhiều người. Họ bán cho bạn, và họ cũng có thể sẽ bán cho hàng chục, hàng trăm người khác. Sự cạnh tranh giữa các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền có thể là một bài toán đau đầu cho chủ đầu tư.

Khi đó, các cửa hàng nhượng quyền chung trong chuỗi đôi khi xảy ra những tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” khi có những phát sinh trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc ảnh hưởng tiêu cực đến nhau. Chỉ cần một cửa hàng xảy ra lỗi, đôi khi các cơ sở khác cũng sẽ bị vạ lây.

VII. Quy trình nhượng quyền thương hiệu

Quy trình nhượng quyền thương hiệu không chỉ là câu chuyện giữa 2 công ty, 2 thương hiệu mà còn liên quan khá nhiều đến pháp luật. Các thủ tục hồ sơ tương đối phức tạp và phải tuân theo các điều khoản của bộ Luật Việt Nam nên các doanh nghiệp cần phải lưu ý cẩn thận.

7.1. Thủ Tục Nhượng Quyền

Theo điều 20, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu gồm có:

  • Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của nghị định hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
  • Bên chuyển nhượng bàn giao Sổ đăng ký hoạt động và thông báo bằng văn bản cho bên nhận quyền về việc đăng ký.

7.2. Hồ Sơ Nhượng Quyền

Theo điều 19, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do Bộ Thương hiệu hướng dẫn.
  • Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền do Bộ Thương hiệu quy định.
  • Các văn bản xác nhận khác (Giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao,…).

Bạn có thể hiểu rằng các thủ tục và hồ sơ nhượng quyền thực hiện nhằm cung cấp, xác nhận và khai báo công khai với các bên liên quan có thẩm quyền.

7.3 Chính Sách Nhượng Quyền Thương Hiệu

Đối với bên chuyển nhượng, chính sách nhượng quyền là một trong những yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định của bên nhận quyền. Chính sách thể hiện được quyền lợi công bằng cho cả hai bên, hỗ trợ mục tiêu cuối cùng của việc nhượng quyền và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Một số chính sách thông dụng như:

  • Hỗ trợ chi phí nhượng quyền.
  • Hỗ trợ chi phí nội thất.
  • Hỗ trợ tư vấn thiết kế layout quán.
  • Chính sách đào tạo nhân viên, quản lý,…
  • Đồng phục nhân viên.
  • Tư vấn chiến lược Marketing, khuyến mãi,…

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bên nhận quyền cũng cần phải xem xét kỹ những điều khoản quyền lợi này trong hợp đồng, tránh những tranh cãi không cần thiết về vấn đề chi phí trong giai đoạn triển khai sau này. Thông thường, bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản chi phí cơ bản là phí hoạt động định kỳ và phí nhượng quyền ban đầu, vì thế, các chi phí khác nếu có phát sinh cần phải được tính toán và cân nhắc cẩn thận trước.

VIII. Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam: Vùng đất màu mỡ

Đúng là vậy! Có thể thấy trong những năm trở lại đây hình thức kinh doanh này đang là trào lưu được rất nhiều doanh nghiệp hướng đến. Có thể thấy rõ nhất ở lĩnh vực kinh doanh trà sữa, cà phê.

Highland Coffee là một hãng cafe tiêu biểu, nó có thể coi là “nền móng” của hình thức nhượng quyền cafe trên thị trường. Xuất hiện vào năm 1999, giờ đây có hơn 300 cửa hàng trên toàn quốc , và số lượng cửa hàng nhượng quyền không ngừng tăng lên.

Các thương hiệu khác như: Milano, the coffee house, Trung Nguyên, Phở24… Phở 24 là một thương hiệu rất kén chọn trong việc chọn vị trí kinh doanh. Doanh nghiệp yêu cầu khắt khe về vị trí mở cửa hàng, nơi được chọn phải là những địa điểm có đông khách du lịch. Theo Phở 24 thì chọn địa điểm tốt chiếm 50% cơ hội thành công.

=>> Chi phí nhượng quyền 5 thương hiệu cafe hàng đầu Việt Nam

Còn Trung Nguyên có lẽ là người đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền tại Việt Nam, hiện đã xây dựng và triển khai tinh thần “Khơi nguồn sáng tạo” đến các quán trong hệ thống của mình nhưng không gây được ấn tượng như mong đợi trong tâm trí người tiêu dùng.

Những giai đoạn đầu có thể thấy thành tựu mà Trung Nguyên gây dựng nên, nhưng cũng khó có thể nói Trung Nguyên đã thành công trong lĩnh vực sang nhượng thương hiệu tại Việt Nam. Điều này đòi hỏi Trung Nguyên phải nỗ lực lớn và tốn nhiều tiền để tái xác lập hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Kết luận

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức tuy không mới nhưng những năm trở lại đây, nó là hình thức rất được ưa chuộng sử dụng. Hãy nhìn vào những thành công của các thương hiệu khi sang nhượng thì sẽ hiểu vì sao nó lại được lòng đến như vậy. Vì vậy, trước khi bạn có ý định muốn áp dụng hình thức này, thì hãy hiểu được nhượng quyền thương hiệu là gì Để có được những thành công và tránh được rủi ro khi bắt đầu kinh doanh.

Đánh giá của bạn

Lên đầu trang

Giỏ hàng

Đường dây nóng

Để lại thông tin tư vấn

Chat với chúng tôi qua zalo

Kết nối với chúng tôi trên facebook

Thành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!

Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!

Đã thêm thành công sản phẩm vào giỏ hàng của bạn

Số lượng
Thành tiền

sản phầm trong giỏ hàng của bạn.